Dàn ngưng tụ (dàn nóng) hay còn gọi là dàn nóng block máy lạnh công nghiệp có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh trạng thái lỏng.
Dàn ngưng tụ (dàn nóng) có năng suất lạnh từ 360 W đến 60.000 W.
Quá trình làm việc của dàn ngưng tụ (dàn nóng) có ảnh hưởng
quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả và
độ an toàn làm việc của toàn hệ thống lạnh. Khi thiết bị ngưng tụ làm việc kém
hiệu quả, các thông số của hệ thống sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt, cụ
thể là:
- Năng suất lạnh của hệ thống giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Công nén tăng, mô tơ có thể quá tải
- Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơ le HP có thể
tác động ngừng máy nén, van an toàn có thể hoạt động.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng
đến dầu bôi trơn như cháy dầu.
Vai trò, vị trí của dàn bay hơi - dàn lạnh:
Mô tả sản phẩm
Dàn bay hơi – dàn lạnh đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo độ lạnh cần thiết trong kho lạnh, nó có nhiệm vụ hoá hơi
gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy
cùng với dàn ngưng tụ, máy nén khí và van tiết lưu, dàn bay hơi – dàn lạnh là
một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được trong các hệ
thống lạnh.
Quá trình
làm việc của dàn bay hơi (dàn lạnh) ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm
lạnh. Nếu quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém
thì thời gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số
trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập
lỏng. Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu,
thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị
lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất
nén.
Vai trò
của dàn lạnh kho lạnh
Dàn lạnh kho lạnh với chất làm lạnh lưu động qua dàn ống dàn
lạnh luôn gặp trở lực ma sát. Khi trở lực ma sát quá lớn, khả năng truyền nhiệt
của dàn lạnh bị giảm tương ứng do áp suất chất làm lạnh giảm ở đầu ra của dàn lạnh.
Áp suất giảm làm giảm thể tích riêng riêng của hơi môi chất
lạnh trở về máy nén, lượng môi chất lạnh được máy nén bơm cũng giảm.
Dàn bay hơi (dàn lạnh) có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết
lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với dàn ngưng tụ,
máy nén khí và van tiết lưu, dàn bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng
nhất không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.
Quá trình làm việc của dàn bay hơi (dàn lạnh) ảnh hưởng đến thời
gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù
toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi (dàn nóng)
làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích.
Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời
gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường
hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về
gây ngập lỏng.
Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu
cầu, thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết
bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công
suất nén.
Lựa chọn thiết bị bay hơi
dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả làm việc, đặc điểm và tính chất sản phẩm cần
làm lạnh.
Vị trí của dàn lạnh
Dàn
lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau
cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và
không gian lắp đặt, cụ thể như sau:
·
Loại đặt sàn: cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông,
phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao. kho lạnh
·
Loại áp trần: Loại áp trần được lắp đặt áp sát la phông. Dàn
lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi
ra đi sát trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh.
·
Loại dấu trần: Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên
trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống
cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn
phòng, công sở, các khu vực có trần giả. kho lạnh
·
Loại treo tường: đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt
trên tường, có cấu tạo rất đẹp. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho
phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa
hút nằm ở phía trên.
Loại
cassette: Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên
bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh
là nổi trên bề mặt trần. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao,
không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường
Bố trí dàn lạnh trong kho lạnh.
Mỗi lần mở cửa là tổn thất lạnh khá lớn. Để giảm tổn thất lạnh
khi mở cửa. Người ta thường dùng các phương pháp sau :
Lắp quạt chắn gió trên cửa ra vào. Quạt chắn gió sử dụng quạt
ly tâm thổi luồng không khí từ trên xuống ngăn không cho không khí nóng bên
ngoài xâm nhập vào kho lạnh.
Lắp rèm cửa bằng các dải cao su đặt so le với nhau.
Lắp cửa ra vào và cửa chất tải riêng.
Lắp dàn lạnh tránh hướng cửa ra vào để ngăn không cho quạt
dàn lạnh thổi thẳng hơi lạnh ra ngoài qua cửa.
Dùng túi khí định hình được bơm căng để choàng lên đuôi xe ô
tô khi xuất nhập hàng ra khỏi kho lạnh.
Vị trí dàn lạnh và máy nén.
Trong hệ thống lạnh dầu tuần hoàn liên tục trong hệ thống.
Khi gas đi qua máy nén sẽ kéo theo dầu. Lượng dầu này sẽ bôi trơn các bộ phận
chuyển động của hệ thống. Nếu dầu đi quá nhiều và bám vào dàn lạnh sẽ ảnh hưởng
đến khả năng truyền nhiệt của dàn lạnh.
Khi dàn lạnh đặt thấp hơn máy nén, dầu sẽ khó khăn hơn khi
trở về máy nén. Để khắc phục, tại đầu ra của dàn lạnh. Đặt một chữ U bằng ống đồng
ngóc lên trên để dầu đọng lại chổ bẩy dầu này. Giúp dầu về máy nén dễ dàng hơn.